Như mọi loài lan khác trong gia đình lan rộng lớn, chất trồng của lan hài cũng rất đa dạng, hầu như những chất trồng ta có thể sử dụng cho phong lan, địa lan hay thạch lan cũng đều có thể sử dụng cho lan hài. Tuy nhiên lại ít có ai sử dung chỉ một loại chất trồng duy nhất để trồng hài. Đó cũng là cách họ dùng cái lợi của chất trồng này khắc chế cái hại của chất trồng khác - trộn chất trồng. Với việc trộn chất trồng ta có thể tạo ra một hỗn hợp chất trồng tốt hơn, ít nhược điểm hơn, và đáp ứng được nhu cầu ẨM và THOÁNG của lan hài. Dưới đây sẽ là một số chất trồng phổ biến, ưu và nhược điểm của chúng . Mình sẽ không nêu rõ các hỗn hợp chất trồng bao gồm những gì, mà trộn chất trồng là việc của các bạn phải tìm để làm sao tạo ra một chất trồng phù hợp với khu vườn và chế độ chăm sóc của bạn nhất, vì không ai có chất trồng giống ai cả, mỗi vườn mỗi vẻ, 1 hỗn hợp chất trồng không thể phù hợp ở mọi khu vườn với các kiểu khí hậu rất khác nhau từ bắc chí nam, vì vậy, HÃY NHÌN VÀO ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỖI CHẤT TRỒNG MÀ CHỌN LỰA, HOẶC TẠO RA MỘT HỖN HỢP MÀ BẠN CẦN !.
Một tỷ lệ phối trộn tôi hay dùng đó là 30-50% chất hữu cơ ( vỏ thông, vỏ lạc, dớn tổ quạ), còn lại là đá ( đá dựng dựng 0.5, đá pumice, đá thấm thủy). Đối với hài hằng tôi nhận thấy chỉ có trồng với đá thấm thủy lá cây mới trơn bóng, cứng cáp.
Một tỷ lệ phối trộn tôi hay dùng đó là 30-50% chất hữu cơ ( vỏ thông, vỏ lạc, dớn tổ quạ), còn lại là đá ( đá dựng dựng 0.5, đá pumice, đá thấm thủy). Đối với hài hằng tôi nhận thấy chỉ có trồng với đá thấm thủy lá cây mới trơn bóng, cứng cáp.
- VỎ CÂY:
Vỏ cây rất được ưa chuộng, có rất nhiều loại vỏ cây như vỏ me, vỏ thông, vỏ sao, vỏ vú sữa..., tuy nhiên được sử dụng rộng rãi nhất là vỏ thông vì dễ kiếm, giá không quá cao. Vỏ sao thì rất chắc chắn, rất lâu mục vì lớp bần rất dày. Vỏ cây nói chung có ưu và nhược điểm sau:
+ Ưu: giữ ẩm tốt, ít đóng rêu, đặc biệt là rêu nhớt, nhẹ, thích hợp cho hài, đặc biệt vỏ thông có tính sát khuẩn cao
+ Nhược: dễ lên nấm nếu môi trường không thuận tiện, mục trong 2-3 năm, riêng vỏ sao rất bền (loại vỏ già), 1 số loài côn trùng thích trú ẩn ở vỏ cây. + Lưu ý: trước khi trồng nên luộc chín để vỏ ngấm nước.
Hiện shop đang cung cấp vỏ thông giá 25k/kg
300.000 vnđ/bao 60 lít khoảng 15kg +-1kg
400.000 vnđ/ bao 80 lít khoảng 20 kg +-1kg
500.000 vnđ/ bao 100 lít khoảng 25 kg +-1kg
Điện thoại, zalo, facebook : 0914.336.889
- Gỗ:
Có thể là gỗ me, gỗ vú sữa, gỗ sao, gỗ thông ...., nhưng tốt hơn cả là gỗ thông đỏ (trừ nấm men trắng). Về ưu và nhược điểm cũng như vỏ cây.
- Dớn cọng ( rễ dương xỉ ):
+ Nhược: dễ mọc nấm trong điều kiện môi trường không thuận lợi, dễ gây bí nếu chất trồng quá vụn.
+ Lưu ý: sẽ dễ mục hơn khi để dớn quá khô
Hiện shop đangbán ra với giá lẻ là 30k/kg
Điện thoại, zalo, facebook : 0914.336.889
- Vỏ dừa, xơ dừa:
+ Ưu: mau ngấm nước, giữ ẩm tốt, thích hợp với nhiều loại lan, giữ phân bón tốt, dễ điều khiển độ ẩm.
+ Nhược: dễ gây bí nếu chất trồng quá vụn và lớp chất trồng dày, dễ mọc rêu, dễ gây úng, mau mục, có nhiều chất muối có sẵn bên trong, nhiều loại côn trùng thích ẩn nấp trong xơ dừa.
+ Lưu ý: ngâm kĩ trước khi trồng để xả bớt muối.
- Rễ bèo lục bình:
+ Ưu: có khả năng hút và giữ ẩm cao, có nhiều đạm giúp cây ra rễ và tăng trưởng mạnh trong thời gian đầu
+ Nhược: dễ mục rã, dễ làm hầm nóng rễ lan
- Dớn tổ quạ (dớn ổ phụng):
+ Ưu: giữ ẩm rất tốt, lan khá ưa thích, khá lâu bền, giữ phân bón tốt
+ Nhược: dễ làm hầm nóng rễ lan, nhiều loại con trùng thích trú ẩn bên trong.
- Rêu nước: (Sphagnum moss)
+ Ưu: giữ ẩm rất tốt, hút rất nhiều nước, thích hợp những loài lan ưa ẩm cao như lan hài, giữ phân bón tốt, ít bị nấm mốc
+ Nhược: do giữ nước nhiều nên cây sẽ dễ bệnh vào mùa mưa, giữ muối, mau mục.
- Than củi
+ Ưu: rẻ, nhẹ, giữ ẩm tốt, thoáng, ít mầm bệnh, sạch sẽ, lâu mục, giữ được phân bón, rễ lan khá ưa thích.
+ Nhược: dễ lan nấm mốc trắng nếu gặp môi trường không tốt, giữ muối
- Than xỉ tổ ong đã đốt:
+ Nhược: bản thân nó chứa rất nhiều muối dễ làm nóng rễ lan, dễ mọc rêu, chất trồng quá vụn làm bí rễ, rễ lan không ưa lắm, nặng.
+ Lưu ý: ngâm kĩ xả muối trước khi trồng và phải xả muối hàng tháng.
- Đá núi lửa: (lava rock)
+ Ưu: dễ ngấm nước, không mục, thoáng, không quá nặng, giữ ẩm tốt, không có mầm bệnh
+ Nhược: dễ đọng muối, sên không vỏ ưa trú ngụ trong này
- Đá xốp: (Pumice rock)
+ Ưu: giữ ẩm tốt, khá nhẹ, không mục
+ Nhược: giữ muối
Đây là loại đá các bạn hay thấy ở các xưởng giặt quần áo bò.
- Đá bọt : (perlite)
+ Ưu: nhẹ và thấm nước, giữ ẩm tốt, thích hợp dùng để trộn chất trồng, thích hợp cho các loài có rễ nhỏ
+ Nhược: giữ muối
- Gạch:
+ Ưu: thoáng, thấm nước tốt, mau thoát nước
+ Nhược: nặng, giữ muối, dễ đóng rêu
- Đá xanh:
+ Ưu: thoáng, làm mát rễ lan, cân bằng nhiệt độ trong chậu
+ Nhược: nặng, ít giữ ẩm
- Đá vôi:
+ Nhược: mau khô, nặng
- Đá san hô:
+ Ưu: thoáng, giữ ẩm tốt, cung cấp thành phần Ca cho lan
+ Nhược: nặng, đọng muối
- Vỏ đậu phộng: (vỏ lạc)
+ Nhược: có chất dầu, tạp chất
+ Lưu ý: nên ngâm xả trước khi trồng
- Xốp:
+ Nhược: không thấm nước
- Trấu :
+ Nhược: dễ ủ bệnh
- Mùn cưa:
+ Nhược: mau mục, dễ ủ bệnh
- Đất:
+ Nhược: dễ gây bí, dễ mang mầm bệnh
+ Nhược: khá nặng, giữ muối
- Lá cây khô - mục:
+ Nhược: dễ ủ bệnh
nguồn: Lovely Plants
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét